12 September, 2007

Một số thành ngữ tiếng Việt có sử dụng từ “cá”

Một số thành ngữ tiếng Việt có sử dụng từ "cá"

l Cá ăn thì giật, để lâu mất mồi

l Cá bể chim trời

l Cá cả lợn lớn

l Cá cả ở vực sâu

l Cá cắn câu

l Cá chậu chim lồng

l Cá chép hóa rồng

l Cá chết vì mồi

l Cá chọn nơi sâu, người tìm chỗ tốt

l Cá chuối đắm đuối vì con

l Cá diếc ao bèo

l Cá dưới sông vợ chồng thuyền chài đánh nhau

l Cá đầu cau cuối

l Cá gặp nước, rồng gặp mây

l Cá để miệng mèo

l Cá đầy giỏ vẫn thèm con cá sảy

l Cá kể đầu, rau kể mớ

l Cá không ăn muốn cá ươn

l Cá kình cá nghê sao chịu vũng nước vừa chân

l Cá lứa chim đàn

l Cá mạnh về nước

l Cá mè ao chua

l Cá mè đè cá chép

l Cá nằm trên thớt

l Cá ngoi mặt nước là trời sắp mưa

l Cá no khó nhử

l Cá nước duyên ưa

l Cá rô gặp mưa rào

l Cá rô tháng tám chẳng dám bảo ai, cá rô tháng hai bảo ai thì bảo.

l Cá sấy sống lại

l Cá thia lia quen chậu, chồn đen quen hang

l Cá thối rắn xương

l Cá treo mèo nhịn đói

l Cá trê chui ống

l Cá vàng bụng bọ

l Cá vào tay ai nấy bắt

l Cá vượt vũ môn

10 September, 2007

Tháng 9 của mùa tựu trường và hoa phượng đỏ

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng
Em chở mùa hè của tôi đi đâu ?
(Chút tình đầu -Đỗ Trung Quân )
Tháng 9, tháng của những bông hoa phượng vĩ ホウオウボク 鳳凰木、学名:Delonix regiamàu đỏ nở rực cả một vùng trời và cũng là ngày các cô cậu học sinh chuẩn bị tựu trường cho ngày khai giảng năm học mới. Đối lại với Nhật Bản là vào tháng 4 và hoa anh đào (Sakura), hoa phượng vĩ màu đỏ như là biểu tượng của một đất nước Việt Nam tràn đầy nhựa sống cùng với nhiệt huyết vươn tới một cuộc sống hạnh phúc ấm no hơn trong tương lai.

07 September, 2007

Triết lí phát triển đất nước

Phát triển con người một cách thực sự còn đòi hỏi phải có tình đoàn kết và sự khoan dung, vì nếu không có sự tôn trọng lẫn nhau và không có mong ước cùng nhau phấn đấu đạt được những mục tiêu chung, thì chúng ta sẽ không thể có hòa bình ở trong nước hay trên thế giới. Sự gắn kết xã hội xuất phát từ sự tôn trọng lẫn nhau, sự khoan dung và cùng chung ý thức về vận mệnh quốc gia là yếu tố quyết định đối với sự nghiệp phát triển đất nước. Đoàn kết cũng có nghĩa là đầu tư cho tương lai để chuẩn bị đối phó với các thảm họa và các tình huống khẩn cấp, vốn có tác động rất lớn đối với người nghèo.

Solidarity and tolerance are also necessary for true human development, since without mutual respect and a desire to work together to achieve common goals we cannot achieve peace at home or in the world community. Social cohesion born of mutual respect, tolerance and a shared sense of national destiny is the cornerstone of national development. Solidarity also means forward-looking investment to prepare for disasters and emergencies, the impact of which fall disproportionately on the poor.

trích "Khuôn khổ Hỗ trợ Phát triển của Liên Hợp Quốc cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (UNDAF) Giai đoạn 2006-2010" (toàn văn tiếng Việt http://www.un.org.vn/undocs/undaf05/undaf05v.pdf  ; tiếng Anh http://www.un.org.vn/undocs/undaf05/undaf05e.pdf )

Hát xẩm

Hát xẩm là một trong những thể loại hát rong của người Việt thuở xưa và là thể loại đặc trưng của những người hỏng mắt. Họ thường đi từng tốp 2-3 hoặc 4-5 người, nhiều khi là những thành viên trong cùng một gia đình để biểu diễn ở những tụ điểm đông người ngoài trời.

Sức hấp dẫn của xẩm là ở những làn điệu hát với nhịp trống phách tươi vui cuốn hút khéo hoà cùng tiếng bầu, tiếng nhị nỉ non réo rắt và ở cả nội dung hết sức phong phú của lời ca.

Người hát xẩm tự sự về thân phận của mình, họ kể về nỗi khổ của những người nghèo khó, những cảnh đời ngang trái. Lại có những chuyện vui nhẹ nhàng hóm hỉnh, những bài châm biếm sâu cay các thói hư tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức thống trị, đả kích bọn bán dân hại nước, nêu cao gương anh hùng liệt sĩ. Những người hát xẩm cũng là những người kể tài ba những truyện thơ được nhân dân yêu thích.

Các làn điệu chính của hát xẩm gồm: Huê tình, Ba bậc, Thập ân, Hà liễu… Ngày nay những người hát xẩm rong hầu như không còn nữa, song nghệ thuật của họ vẫn tồn tại và được trân trọng.